Dầu thực vật và điêzen sinh học Chi Dầu mè

Bài chi tiết: Dầu từ dầu mè

Hiện tại, dầu thu được từ hạt của dầu mè (Jatropha curcas) được sử dụng trong sản xuất nhiên liệu điêzen sinh học tại Philippines. Tương tự, dầu mè cũng được xúc tiến như là loại cây trồng cung cấp điêzen sinh học dễ trồng trong hàng trăm dự án tại Ấn Độ và một số quốc gia đang phát triển khác.[1][4] Dọc theo tuyến đường sắt nối Mumbai với Delhi người ta trồng dầu mè và tàu hỏa trên tuyến này sử dụng 15-20% năng lượng từ điêzen sinh học.[1] Tại châu Phi, việc gieo trồng dầu mè được đẩy mạnh và khá thành công tại các quốc gia như Mali.[5]

Chúng có thể gieo trồng trên các vùng đất ẩm ướt, giàu dinh dưỡng và sản sinh ra năng lượng trên 1 ha nhiều gấp 4 lần so với đậu tương; 10 lần so với ngô. Một hecta dầu mè có thể sản xuất tới 1.892 lít dầu (khoảng 6,5 thùng trên một mẫu Anh).[6]

Các loài trong chi Jatropha có thể xen canh với các loại cây trồng thu hoa lợi khác như cà phê, mía đường, rau và cây ăn quả.[7]